Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, chữ ký số và chữ ký điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc xác thực và bảo mật thông tin trực tuyến. Dù có vẻ tương đồng về mục đích sử dụng, chữ ký số và chữ ký điện tử thực chất là hai khái niệm khác nhau, mỗi loại mang lại những ưu điểm và cách hoạt động riêng. Hãy cùng chữ ký số online tìm hiểu về sự giống và khác nhau giữa hai loại chữ ký này nhé!
1. Khái niệm chữ ký số và chữ ký điện tử
1.1. Chữ ký số điện tử
Điều 21 Luật Giao dịch điện tử 2005 đã quy định rõ về định nghĩa chữ ký điện tử như sau:
“Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký”.
Về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, Điều 24 Luật Giao dịch điện tử 2005 đã xác định:
“Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:
Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu;
Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.
Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này và chữ ký điện tử đó có chứng thực”.
Như vậy, có thể thấy chữ ký điện tử có tồn tại giá trị pháp lý và khi đáp ứng điều kiện an toàn, nó hoàn toàn có khả năng thay thế chữ ký tay hay con dấu của cá nhân, doanh nghiệp khi giao dịch trên môi trường điện tử.
1.2. Chữ ký số là gì?
Về khái niệm chữ ký số, Khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP ban hành năm 2018 đã chỉ rõ:
“Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa; b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên”.
Giá trị pháp lý chữ ký số
Theo Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số:
“Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này”.
Từ cơ sở trên, có thể khẳng định chữ ký số được pháp luật công nhận là có giá trị pháp lý như chữ ký tay và con dấu truyền thống thông thường khi đáp ứng các điều kiện được quy định.
Điều kiện để chữ ký số tồn tại giá trị pháp lý
Theo Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau:
“1. Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó. 2. Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp: a) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia; b) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ; c) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; d) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 40 của Nghị định này. 3. Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.”
2. Sự khác và giống nhau chữ ký điện tử và chữ ký số
Được hình thành và phát triển dựa trên những tiến bộ của khoa học công nghệ, chữ ký điện tử và chữ ký số là 2 sản phẩm công nghệ số mang lại nhiều tiện ích cho người dùng. Để phân biệt 2 khái niệm này, người dùng có thể dựa vào những điểm giống và khác nhau dưới đây.
2.1. Sự giống nhau giữa chữ ký điện tử và chữ ký số
Từ khái niệm chữ ký số, ta có thể thấy “chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử”. Do đó, giữa 2 loại chữ ký này sẽ tồn tại 1 số điểm chung nhất định.
Trong đó, điểm giống nhau lớn nhất là cả chữ ký điện tử và chữ ký số đều được pháp luật cho phép sử dụng để thay thế cho chữ ký tay và con dấu của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi giao dịch trên môi trường điện tử.
2.2. Sự khác nhau giữa chữ ký điện tử và chữ ký số
Để so sánh sự khác nhau giữa chữ ký điện tử và chữ ký số, ta sẽ phân biệt dựa trên 4 yếu tố bao gồm bản chất, tính bảo mật, cách tạo lập và cách sử dụng.
Chữ ký điện tử | Chữ ký số | |
Bản chất | Được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử. (Điều 21 Luật giao dịch điện tử 2005) |
Được tạo ra bằng một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối (Khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP) |
Tính bảo mật | Không sử dụng mã hóa. | Được mã hóa bởi hệ thống mật mã không đối xứng với khóa bí mật và khóa công khai. |
Cách tạo lập | Có thể được tạo nên bằng cách hình ảnh, tạo bằng các website tuyến… | Người dùng cần đăng ký sử dụng dịch vụ của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. |
Cách sử dụng | Người dùng sẽ chèn chữ ký điện tử vào văn bản, tài liệu cần ký mà không qua tiến hành ký số tại vị trí cần ký các thiết bị mã hóa. |
Người dùng cần kết nối USB Token, nhập mã PIN bảo mật và tiến hành ký số tại vị trí cần ký theo nhu cầu sử dụng. |
3. Kết luận
Tóm lại, sự khác biệt giữa chữ ký số và chữ ký điện tử nằm ở mục đích sử dụng và cách thức tạo ra. Chữ ký số tập trung vào xác thực danh tính và tính toàn vẹn của dữ liệu, trong khi chữ ký điện tử áp dụng trên các tài liệu điện tử và có thêm yếu tố xác thực danh tính của người gửi. Dù khác nhau về cách thức, cả hai loại chữ ký này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thông tin trực tuyến và đảm bảo tính xác thực của các giao dịch điện tử.